Home » san-pham
Trẻ bị ngạt mũi xử lý ra sao?
Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014
Khi bị ngạt mũi, khó thở trẻ thường bỏ bú, mệt mỏi, quấy khóc nhiều hơn, ngủ không được sâu giấc, tình trạng này xảy ra chủ yếu vào mùa đông. Cha mẹ phải làm gì để con mình thoát khỏi tình trạng khó chịu này cũng như tăng cường sức đề kháng cho bé giúp bé chống trọi tốt với virus gây bệnh.
Sổ mũi, ngạt mũi là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em, bởi trẻ nhỏ sức đề kháng còn non yếu, khi thời tiết thay đổi hay một chút thay đổi về tâm sinh lý cũng dễ dàng khiến trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi, khó thở, bú khó, quấy khóc...
Xủ lý khi trẻ bị ngạt mũi
Ngoài phương pháp làm sạch mũi bằng máy xông mũi họng giá rẻ, bạn có thể áp dụng biện pháp làm thông mũi sau đây:
+ Sử dụng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.
+ Nếu trẻ bị nghẹt mũi mức độ nặng nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% để dễ dàng làm sạch mũi.
Làm sạch mũi bé 2 đến 3 lần mỗi ngày, trước khi cho bé ăn hoặc bú để mũi bé thông thoáng dễ dàng bú và ăn hơn. Ngoài ra, cần chăm chút chế độ sinh dưỡng cho bé, cho bé uống nhiều nước. Chỉ nên sử dụng kháng sinh khi có chỉ thị của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự tiện sử dụng.
Giữ ấm cơ thể cho bé. Mùa đông cho bé mặc đủ ấm, hạn chế các bộ phận cơ thể tiếp xúc trưc tiếp với khí lạnh bên ngoài. Mùa hè, cho bé mặc rộng rãi, thoáng mát, ở trong môi trường mát mẻ, khô thoáng, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hạn chế cho bé thay đổi nhiệt độ môi trường nhiều, vì hệ hô hấp của bé non yếu chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, môi trường, tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc.
Những điều không nên làm
- Các mẹ thường có thói quen dùng miệng để hút mũi cho con để hút được sạch và an toàn. Tuy nhiên, đây là cách làm mất vệ sinh, dễ lây lan mầm bệnh cho trẻ. Tốt nhất các mẹ nên sử dụng máy hút mũi, máy xông khí dung và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.
- Không được tự ý mua thuốc kháng sinh về để trị nghẹt mũi vì rất dễ gây ra những tác dụng xấu đến cơ thể của trẻ.
Phòng bệnh ngạt mũi ở trẻ
Để phòng ngừa hiện tượng sổ mũi, ngạt mũi ở trẻ em, các mẹ cần giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, nhất là giữ ấm cổ, ngực, mũi họng để tránh bị nhiễm lạnh.
Nếu bé có biểu hiện khò khè, khó thở cần đưa đi khám ngay để sớm tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét